Tin Công Nghệ

Dòng sản phẩm được ưa chuộng:

Nước ngọt – nguồn tài nguyên hữu hạn

Trái Đất ¾ là nước, tuy nhiên 97% nước trên Trái đất là nước muối, chỉ 3% là nước ngọt nhưng hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỉ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.
Nước được dùng trong ăn uống và sinh hoạt được lấy từ nước mặt và nước ngầm.
Nước mặt: nguồn nước từ sông, hồ, suối, ao…
Nước ngầm: nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá.

Ô nhiễm nguồn nước gia tăng - Con người đang tự đầu độc chính mình

Con người cần nước để duy trì sự sống, nhưng nguồn nước đang ngày càng ô nhiễm. Theo nghiên cứu về Chỉ số hiệu suất môi trường của Đại học Yale công bố đầu năm 2016 về xử lý nước thải, Việt Nam xếp hạng 124/139 quốc gia. Tổng kết năm 2016, Báo Tuổi Trẻ ghi nhận cả nước xử hơn 17.000 vụ vi phạm pháp luật về môi trường. Những vụ ô nhiễm nguồn nước gây rúng động trong năm qua, điển hình có:

  • Công ty thép Formosa xả nước thải ra biển Hà Tĩnh gây ô nhiễm theo hệ thống vùng biển một loạt các tỉnh ven biển miền Trung.
  • Cá chết trắng Hồ Tây do ô nhiễm nguồn nước thải sinh hoạt.
  • 70 tấn cá chết tại Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (Tp.HCM) do ô nhiễm hữu cơ và khí độc do cơn mưa đầu mùa cuốn lượng ô nhiễm từ hệ thống cống thoát nước từ nhiều khu vực của Q.Tân Bình.
  • Cá chết tại sông Bưởi (Hòa Bình) do công ty CP mía đường Hòa Bình xả nước thải chưa xử lý ra thượng nguồn sông Bưởi.

Đây chỉ là những vụ việc nhìn thấy, còn rất nhiều vụ việc khác không được nhìn thấy, chưa được báo chí đề cập trong công tác xử lí rác thải khu đô thị, rác thải sinh hoạt, nước thải khu công nghiệp, làng nghề truyền thống...Con người cứ vô tư xả thải ra môi trường mà không hề hay biết họ đang đầu độc chính mình và hủy hoại hệ sinh thái sau này.  
Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm các nước đang phát triển, với nền công nghiệp thay da đổi thịt hàng ngày. Các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, kéo theo hệ lụy là gây áp lực nặng nề lên môi trường.
Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp là hai trong số các nguyên nhân cơ bản gây ra ô nhiễm nguồn nước ngọt tại Việt Nam. Lượng nước ngọt có thể sử dụng đã ít, nay lại bị ô nhiễm khiến con người càng cần phải áp dụng các biện pháp lọc nước trong gia đình.

Nước bị ô nhiễm gây ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe?
Con người sử dụng nước trong cơ thể vào rất nhiều việc như trao đổi chất, đưa các chất dinh dưỡng và oxy đi quanh cơ thể, giữ ấm trong miệng và mắt. Các nghiên cứu khoa học và thực tiễn đã chứng minh rằng, con người có thể sống được trong vài tuần mà không cần ăn, nhưng chỉ trụ được từ 3-5 ngày nếu không có nước.  
 
Các dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ nguồn nước bạn dùng đang bị ô nhiễm:

  • Nước có màu vàng: nước nhiễm sắt
  • Nước đóng cặn trắng: nước nhiễm đá vôi
  • Nước có dị vật lơ lửng: nước nhiễm tạp chất
  • Nước có mùi lạ (mùi tanh, mùi thiu, mùi trứng thối…) do nhiễm tạp chất, vi khuẩn, virus

Ngoài ra, có thể nước bị nhiễm thuốc trừ sâu, asen, các kim loại nặng như chì, thủy ngân, canxi, mangan…
Vai trò của nước vô cùng quan trọng đối với sự sống. Tuy vậy, hàng ngày cung cấp đủ nước nhưng nguồn nước không sạch cũng gây ra các tác hại khó lường. Sự tích tụ độc chất lâu ngày từ việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư, sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang...; làm hư hại các thiết bị trong gia đình (hỏng đường ống dẫn nước, hỏng bình nóng lạnh, xuất hiện các vệt ố vàng trên tường gây mất thẩm mỹ…)
Giải pháp đơn giản, tiện lợi nhất là sử dụng phương pháp lọc để đảm bảo nước sạch dùng trong sinh hoạt gia đình.
Các giải pháp và đánh giá hiệu quả:
Xây các bể lọc thô đơn giản (cát, than, đá) => Hiệu quả: chỉ lọc được các tạp chất lớn, không thể lọc sạch được các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nước sau lọc tương đối sạch rong rêu, bụi bẩn, có thể dùng đế tắm giặt.
Mô hình một bể lọc đơn giản tại các hộ gia đình nông thôn:
Dùng máy lọc một lõi (cát, than, sỏi): Chỉ lọc được các tạp chất lớn, không lọc được vi khuẩn, vi rus…
Dùng máy lọc công nghệ Nano
Dùng máy lọc công nghệ RO
Tại sao công nghệ lọc nước RO hiện là công nghệ lọc ưu việt nhất hiện nay?
Nguồn nước chưa qua lọc có thể chứa: màu lạ, mùi lạ, độc tố, vi sinh, vi khuẩn, virus. Trong đó:
Màu lạ (vàng, nâu đen)
Mùi lạ (tanh, mùi trứng thối)
Độc tố (Asen, amip, chì, đồng…)
Vi sinh, vi khuẩn, virus…có kích thước siêu nhỏ, không thể nhìn bằng mắt thường.
Tất cả các yếu tố này đều có thể hiện hữu trong nguồn nước gia đình. Đánh giá các đặc điểm của các công nghệ hiện nay, theo cấp độ lọc các phân tử từ lớn đến bé:
Công nghệ UF (siêu lọc): lọc các virus cúm, bại liệt, dầu mỡ
Công nghệ MF (vi lọc): lọc tảo, vi khuẩn, virus gây bệnh tả
Công nghệ Nano: lọc các chất hữu cơ, thuốc nhuộm, kim loại hóa trị II trở lên
Công nghệ RO: lọc tất cả các phân tử phía trên và kim nặng nặng
Công nghệ lọc RO có khe hở màng lọc cực nhỏ, giữ lại toàn bộ các phân tử lớn hơn phân tử nước, chỉ cho phân tử nước đi qua màng lọc. Do đó, nước đi qua màng lọc RO đảm bảo nước tinh khiết.

Nước sau lọc RO có thể sử dụng vào việc gì?

Nguồn nước sau lọc RO đảm bảo đạt quy chuẩn nước sạch đối với nguồn nước sinh hoạt 6-01:2010 Bộ Y tế. Sử dụng nước qua lọc RO là cách để bạn có được nguồn nước sạch, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình. Nước hoàn toàn có thể uống ngay mà không cần đun sôi.
Ngoài ra, nước qua lọc RO còn được dùng trong chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến, sản xuất nước ngọt đóng chai, chế tạo mỹ phẩm, sản xuất thuốc, khử trùng thiết bị y tế, vệ sinh các trạm biến áp…

Bài viết cùng danh mục