Với hiện trạng ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước như hiện nay, cũng đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra để cải thiện, xử lý triệt để vấn đề này. Tùy vào mức độ ô nhiễm của mỗi nguồn nước mà áp dụng các giải pháp khác nhau cho phù hợp.
Tại Tekcom xin giới thiệu tới các bạn một số giải pháp xử lí nước cấp như sau:
- Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn
- Giải pháp để xử lý nguồn nước nhiễm phèn
- Giải pháp khử trùng
- Quy trình xử lý nước cứng
- Giải pháp xử lý nước nhiễm mặn
- Xử lý nguồn nước mặn cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nuôi trồng, sản xuất nước đá, nước sinh hoạt hàng ngày, nước ăn uống, nước đóng bình, đóng chai,..
- Thường thì những loại nước nhiễm mặn là nước giếng khoan, nước sông nhiễm mặn,..
- Giải pháp đơn giản: Thường là đối với nước sông sau lắng chúng ta lọc tạp chất và công nghệ thẩm thấu ngược RO.
- Đối với nước giếng khoan đã khá lâu có nhiễm nhiều sắt. Lọc sạch, khử sắt tạp chất và sử dụng công nghệ ngược RO
- Thiết kế hệ thống thẩm thấu ngược RO theo tiêu chuẩn công nghệ cao USA.
- Tích hợp định lượng hóa chất chống bám cáu cặn.
- Tích hợp định lượng ổn định pH thành phần từ 6.5 đến 8.5
Nguyên lí xử lý lọc với nước sông
Với nguồn nước sông: Nước sông sau khi được khai thác, keo tụ, lắng và khử trùng sẽ được bơm tăng áp đưa qua thiết bị lọc tạp chất. Tại đây thì các chất cặn lơ lửng trong nước sẽ được giữ lại trên các lớp vật liệu lọc của thiết bị nhờ công nghệ lọc sâu đa tầng và cho nước sạch vào bồn chứa trung gian.
Sau khi nước sông, nước giếng được chứa trong bồn chứa trung gian thì nước sẽ được bơm tăng áp và các thiết bị trong Module của hệ thống thẩm thấu ngược RO với công nghệ cao của USA. Với công nghệ này thì các hợp chất hữu cơ, các ion kim loại và phi kim loại, các loại vi khuẩn, virut cũng như các hạt lơ lửng và kích thước của chúng dạng hydrat lớn hơn nhiều so với kích thước lỗ của màng lọc:
+ Các hợp chất hữu cơ như thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm công nghiệp,… thường sẽ có kích thước phân tử lớn nên không đi qua được màng lọc RO.
+ Các ion kim loại tuy nhỏ nhưng lại bị các phân tử nước bao quanh (bị hydrat hóa) vì vậy mà cũng trở nên “cồng kềnh” và không thể chuy qua màng lọc RO
+ Các vi khuẩn có kích cỡ micromet, các loại virut tuy nhỏ hơn nhưng cũng có kích cỡ vài chục nanomet, to gấp hàng chục lần lỗ trên màng RO nên cũng không thể đi qua được.
2. Xử lý nguồn nước nhiễm phèn
Trong nguồn nước thiên nhiên, nước mặt và nước ngầm đều có chứa sắt. Hàm lượng sắt và tồn động lại của chúng tùy thuộc vào từng nguồn nước và từng điều kiện môi trường.
Trong nước mặt, sắt tồn tại dưới dạng huyền phù hay dạng keo. Hàm lượng này không lớn và thường sẽ được làm sạch, khử trong quá trình làm trong nước.
Trong nước ngầm thì sắt lại tồn tại dưới dạng ion sắt. Thành phần trong các muối hòa tan như bicatbonat, sunfat, clorua,.. Hàm lượng này thường cao và phân bố không đều trên các lớp trầm tích dưới sâu.
Và khi nước có lượng sắt cao nước sẽ có mùi tanh, nhiều cáu cặn bẩn màu vàng, làm giảm chất lượng nguồn nước ăn uống sinh hoạt và sản xuất. Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, và các phương pháp được đưa ra để xử lí lượng sắt này như sau:
Giải pháp tổng quát:
- Khử sắt bằng phương pháp làm thoáng
- Khử sắt bằng phương pháp hóa chất
- Khử bằng cation
- Khử bằng phương pháp điện phân
- Khử bằng phương pháp vi sinh vật
Độ cứng của nước được đo hàm lượng các ion kim loại Ca2+, Mg2+ trong nước. Độ cứng của nước được gọi là tạm thời khi có mặt của muối cacbonat và bicacbonat Ca, Mg. Khi nước được đun sôi, sẽ tạo ra muối kết tủa Caco3 và MgCO3. Trong sinh hoạt độ cứng của nước cao gây lãng phí các chất tẩy rửa, xà phòng các loại. Cặn bám trên các thiết bị sinh hoạt gây hỏng, giảm tuổi thọ đồ dùng. Trong công nghiệp, nước cứng cản trở lại tốc độ truyền nhiệt, truyền năng lượng và hao mòn tuổi thọ của sản phẩm.
Với những tác hại mà nước cứng mang lại, chúng ta có các phương pháp làm mềm nước như sau:
- Làm mền nước bằng hóa chất: pha các hóa chất khác nhau vào nước để kết hợp với ion Ca2+ và Mg2+ tạo thành các hợp chất không tan trong nước
- Phương pháp dùng nhiệt: Đun nóng hoặc chưng cất nước.
- Phương pháp trao đổi ion: lọc nước cần làm mền qua lớp lọc cationit có khả năng trao đổi Na+ hoặc H+ có trong thành phần của hạt cationit với ion Ca2+ và Mg2+ hòa tan trong nước và giữ chúng lại trên bề mặt của các hạt lớp vật liệu lọc.
- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp phối hợp 2 trong 3 phương pháp trên.
- Lọc qua màng bán thấm, thẩm thấu ngược (RO)
Xử lý nguồn nước bằng màng thẩm thấu ngược RO
Công nghệ lọc thẩm thấu ngược RO
Xử lý nguồn nước bằng màng thẩm thấu ngược RO là phương pháp xử lý nguồn nước đang được ứng dụng nhiều nhất trong cuộc sống hiện nay.Việc sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược RO là một thành tựu quan trọng của khoa học công nghệ. Công nghệ này được phát minh vào những năm 60 của thế kỷ trước tại Hoa Kỳ.Sau khi được công bố đến mọi người thì công nghệ này nhanh chóng trở thành công nghệ dẫn đầu trong lọc nước, xử lý nguồn nước. Với công nghệ thẩm thẩm thấu ngược này, các nhà khoa học đã tạo ra màng thẩm thấu ngược (màng RO) để ứng dụng trong ngành sản xuất ra nước tinh khiết. Hiện nay có rất nhiều thương hiệu sử dụng công nghệ này nhưng dẫn đầu không thể không nhắc đến máy lọc nước RO của thương hiệu ROSTAR của công ty TNHH thiết bị và công nghệ TEKCOM.Tuy ROSTAR có tuổi đời nhỏ nhất trong đại gia đình TEKCOM nhưng ngay sau khi được đưa đến tay người tiêu dùng thì nó đã trở thành một xu hướng mới được rất nhiều gia đình Việt sử dụng. Máy lọc nước RO của thương hiệu TEKCOM có rất nhiều ưu điểm mà những dòng máy lọc nước khác không có đặc biệt giá cả lại cực kỳ hợp lý.